Sau một thời gian dài sử dụng các thiết bị bếp công nghiệp có thể sẽ gặp những sự cố ngoài ý muốn nếu không thường xuyên được bảo dưỡng, bảo trì. Trong đó có hiện tượng bếp từ công nghiệp kêu tít tít rồi tắt là lỗi rất hay gặp khi vận hành bếp. Bài viết này sẽ liệt kê các lỗi và nguyên nhân dẫn đến bếp từ công nghiệp phát ra tiếng kêu lạ.
Âm thanh kêu tít tít chính là tín hiệu cảnh báo lỗi tới người dùng. Nếu sau tiếng kêu tít tít bếp từ mất nguồn điện thì khi đó bếp có thể đã bị chập nguồn và bạn phải gọi người có chuyên môn kỹ thuật đến để kiểm tra và sửa chữa. Trường hợp bếp từ kêu tít tít rồi tắt và báo lỗi thì có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Trên thực tế với mỗi loại bếp từ của các nhà sản xuất khác nhau lại có bảng mã hiển thị (hiển thị sô hoặc hiển thị được cả chữ và số) nhưng thông thường thì các mã lỗi sẽ như sau:
1. Mã lỗi E0 hoặc “0”
Với mã lỗi này nguyên nhân là do bếp từ ở chế độ chờ hoạt động quá lâu, muốn làm mất cảnh báo này chúng ta chỉ cần đặt nồi phù hợp với mặt bếp đã quy định là có thể sử dụng như bình thường.
2. Mã lỗi E1 hoặc “1”
Khi bếp tít tít và hiển thị E1 (hoặc số 1) tức là nồi đặt trên bề mặt không phù hợp, có thể kích thước quá to hoặc quá nhỏ so với mâm từ, hoặc chất liệu của nồi không thể nhiễm từ. Cách khắc phục lỗi này là các bạn hãy thay thế bằng chiếc nồi phù hợp với bếp với đường kính đáy nồi là 12cm hoặc 26cm và được làm bằng chất liệu nhiễm từ.
3. Mã lỗi E2 hoặc “2”
Khi sử dụng bếp từ liên tục, nồi nóng quá lâu trên bếp sẽ dẫn đến mâm từ quá nhiệt và bếp sẽ thông báo tín hiệu cảnh báo E2 (hoặc 2). Đồng thời cũng có thể do quạt làm mát mâm dây bị lỗi cũng dẫn đến nhiệt độ của cuộn dây cảm ứng điện từ quá nóng và bếp sẽ hiển thị mã lỗi này. Để khắc phục hiện tượng này, người dùng nên dừng bếp để nhiệt độ của mâm từ hạ thấp xuống rồi tiếp tục sử dụng và kiểm tra hệ thống quạt tản nhiệt của bếp còn hoạt động hay không.
4. Mã lỗi E3 hoặc “3”
Khi đầu dò nhiệt độ cuộn dây (của mâm từ) bị hỏng, hay lâu ngày bám bụi bề mặt tiếp xúc kém, côn trùng cắn, đầu cảm biến bị vỡ do nhiệt độ cao bếp sẽ báo mã lỗi này.
5. Mã lỗi E4 hoặc “4”
Nếu tấm nhôm tản nhiệt bụi bẩn, mỡ truyền nhiệt bị khô hay quạt giải nhiệt IGBT bi lỗi
6. Mã lỗi E5 hoặc “5”
Đầu dò IGBT bị hỏng do các nguyên nhân như lỗi E2: bụi bẩn rắc cắm, chuột làm đứt đây, đầu cảm biến bị vỡ do nhiệt độ cao.
7. Mã lỗi E6 hoặc “6”
Mặt kính quá nóng do sử dụng thời gian dài thì bếp sẽ thông báo lỗi E6 hoặc 6.
8. Mã lỗi E7 hoặc “7”
Mã lỗi E7 sẽ hiển thị nếu đầu dò nhiệt độ nồi lỗi, hỏng, bụi bẩn rắc cắm, đứt dây, đầu cảm biến bị vỡ.
9. Mã lỗi E8, E9 hoặc “8”, “9”
Bếp từ công nghiệp thường sử dụng dòng điện áp ba pha 380v – 50Hz, khi điện áp đầu vào thấp (dưới 330V) thì bếp sẽ báo lỗi E8. Nếu điện áp vào cao (trên 460V) thì bếp sẽ báo lỗi E9 hoặc 9.
Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, các thiết bị bếp từ công nghiệp của MasterInduc ngoài những tín hiệu báo lỗi trên còn có các mã lỗi khác như:
- Mã lỗi A: Cảnh báo dòng điện ra vào bất thường có thể nguyên nhân đến từ mâm từ kết nối không chắc chắn, các mối nối điện 3 pha cho thiết bị không tốt.
- Mã lỗi B: IGBT bị lỗi hoặc hỏng.
- Mã lỗi C: Lỗi phụ tải như mâm từ
- Mã lỗi D: Do không kết nối cổng tắc điều khiển hoặc công tắc điều khiển bị hỏng.
- Mã lỗi E: Tín hiệu cảnh báo nhiệt độ môi trường xung quanh thiết bị bếp quá nóng.
- Mã lỗi F: Bảng điều khiển bị hỏng.
Trên đây là các nguyên nhân thường gặp khi bếp từ công nghiệp kêu tít tít rồi tắt và báo lỗi. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thể tự “bắt bệnh” cho các thiết bị bếp từ công nghiệp đang được sử dụng trong bếp. Với các lỗi liên quan đến mạch điện bên trong hay linh kiện điện tử, quý khách hàng nên liên hệ với trung tâm sữa chữa uy tín để được tư vấn và kiểm tra.
Bài Đăng Kế Tiếp
Bếp Âu điện từ
“Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến IGBT Infineon và EGO của Đức”